Nhảy việc đầu năm đúng hay sai?

Nếu không thành công, bạn có thêm kinh nghiệm và không mất gì ngoài một người sếp kém thông minh.

Vì mức lương thưởng không xứng đáng

Đừng nghĩ rằng như thế có nghĩa là bạn đi làm chỉ vì tiền, không yêu thích hay trách nhiệm, mà lương thưởng là bằng chứng cho sự cố gắng và cống hiến của bạn. Chính bởi vậy, nếu bạn quyết định “cắp áo ra đi” sau khi nhận được tiền thưởng Tết vì cảm thấy công sức của mình không được coi trọng, không xứng đáng thì hoàn toàn có thể hiểu được.

Tuy nhiên, hãy nhìn theo một góc độ khác. Xem xét lại tình hình kinh doanh và ngành phát triển của công ty mình, trả lời câu hỏi: Liệu lương thưởng thấp có phải do các leader keo kiệt? Trong quá trình làm việc, bạn có phải “hại não” về lương thưởng nhiều lần chưa? Mức lương thưởng đó thấp hơn so với mong đợi của bạn và mặt bằng chung nhiều lắm không? Công ty đã bao giờ thất hứa trong việc chi trả lương thưởng?…

Nếu như công ty luôn cố gắng để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên và tất cả chỉ do khó khăn tạm thời, thì hãy cùng chia sẻ với công ty chứ đừng vội rời ra, “bỏ của chạy lấy người”.

Vì môi trường làm việc không tốt

Hay nói cách khác, văn hóa công ty nơi bạn đang đầu quân không đủ tốt để bạn muốn gắn bó. Chính sách nhân sự không vì người lao động, điều kiện làm việc thiếu thốn, không có hoạt động chung nào để gắn kết đồng nghiệp với nhau, không được nâng cao nghiệp vụ… làm cho bạn không toàn tâm toàn ý cho công việc thì chuyển đi một nơi “tươi sáng” hơn có thể là điều nên làm.

Nhưng nếu còn yêu thích công việc, hãy thử kiến nghị lên sếp những yêu cầu chính đáng và hợp pháp. Tự nhìn lại xem khả năng phối hợp trong công việc với đồng nghiệp có tốt không, có thể khắc phục bằng việc điều chỉnh bản thân hay không?…

Trong trường hợp đã cố hết sức mà “nguyễn y vân” thì hãy vui vẻ nói lời chia tay để khởi đầu năm mới với công việc mới và môi trường mới tuyệt hơn.

Nhảy việc vì sếp “đì”

Người quản lý của bạn không “ưa” bạn, chèn ép và gây khó khăn trong công việc khiến bạn mệt mỏi. Mọi người đều nói: “Thôi rồi, sếp mà đì thì chịu thôi, sao mà ngóc đầu lên được, tốt nhất là tìm chỗ khác, “đất lành” hơn.”

Thế nhưng, trước khi đi hãy tìm hiểu rõ vì sao mình lại bị vậy trong khi các nhân viên khác vẫn khỏe re. Có cách nào hóa giải mối quan hệ “nghiệt ngã” đó không? Vận dụng hết trí lực để tìm ra hướng đi tốt nhất, kể cả việc trao đổi thẳng thắn và cởi mở với sếp, coi đó là nỗ lực cuối cùng.

Dù kết quả thế nào bạn cũng không phải là người gặp bất lợi. Nếu thành công, bạn vẫn có thể làm ở công ty tốt, bên cạnh là đồng nghiệp tốt và chế độ đãi ngộ tốt. Nếu không thành công, bạn có thêm kinh nghiệm và không mất gì ngoài một người sếp kém thông minh.

Vì công việc mới tốt hơn

Công việc hiện tại khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng vì “trăm dâu đổ đầu tằm”, hầu như không có thời gian cho gia đình, con cái và sở thích cá nhân. Hãy đặt câu hỏi tình trạng này kéo dài trong bao lâu. Nếu chỉ là tạm thời hãy cùng gánh vác với đồng nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Nếu không, có nhiều việc ngoài kia cùng ngành yêu thích đang chờ bạn.

Hoặc công việc hiện tại dù đã ổn nhưng bạn lại có một lời mời hấp dẫn hơn, bạn cũng không lên gật đầu cái rụp. Mức lương cao đi kèm áp lực lớn, vị trí cao đi kèm trách nhiệm lớn, chế độ tốt không có nghĩa đồng nghiệp và cấp dưới tận tâm như công ty cũ, cơ hội thăng tiến không chắc sẽ rộng mở hơn nơi cũ… Tất cả đều cần sự suy xét cẩn trọng nếu không muốn đầu năm đã nhức đầu và cau có.

Nhảy việc vì muốn thử thách bản thân

Bạn còn trẻ, nhiều hoài bão, muốn tích góp thật nhiều kinh nghiệm và chọn cách nhảy việc để làm điều đó. Tốt! Nhưng quan trọng hơn là hãy xác định rõ mục tiêu mình muốn tiến tới là gì. Nhảy việc như vậy có giúp bạn gần đích hơn không? Hơn nữa, đầu năm nhân sự biến động, nhiều cơ hội cho bạn nhưng cạnh tranh trong các vị trí cũng khốc liệt hơn bình thường. Do vậy, cân nhắc thời điểm này để nhảy việc cũng là điều nên làm.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *